Năm 2024 là năm thứ 6 TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”. Cuộc thi được tổ chức nhằm động viên, khuyến khích phụ nữ ở mọi tầng lớp, lứa tuổi tích cực tham gia khởi nghiệp; khởi sự kinh doanh; tìm kiếm, lựa chọn, trao giải tôn vinh các doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ hoặc tham gia quản lý có sáng kiến xuất sắc trong việc cải thiện quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mới; mô hình kinh doanh mới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; sản xuất hữu cơ, sạch, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
Năm 2024 là năm thứ 6 TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”
Đối tượng của Cuộc thi gồm: Phụ nữ có ý tưởng, có nhu cầu khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh, các tổ hợp tác/hợp tác xã/doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý có Dự án khởi nghiệp với những sáng kiến trong sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; sử dụng hiệu quả tài nguyên bản địa, giảm thiểu ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính; tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tài nguyên thiên thiên, nước, hóa chất; có các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường, giải quyết những vấn đề cấp bách, cần thiết của xã hội và tạo ra giá trị thực tiễn cho cộng đồng, mục tiêu là phát triển kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường. Đối tượng ưu tiên: Phụ nữ thuộc hộ nghèo, khó khăn; phụ nữ là người dân tộc thiểu số; phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp; phụ nữ khuyết tật; phụ nữ chấp hành xong án phạt tù; phụ nữ là vận động viên thể thao đã giải nghệ; phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV; phụ nữ là người cao tuổi…
Các lĩnh vực tham gia dự thi gồm nhiều lĩnh vực
Các lĩnh vực tham gia dự thi gồm: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4%; lĩnh vực công nghiệp, chế tạo sản phẩm chiếm tỷ lệ 13,1%; lĩnh vực giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính 8,2%; lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp: 7,4%; lĩnh vực kinh doanh tạo tác động xã hội chiếm 8,9%, các lĩnh vực khác chiếm 12,0%. Chủ thể tham gia dự thi trong tổng số các Dự án khởi nghiệp đủ điều kiện dự thi vòng sơ loại cấp Vùng có tỷ lệ cao nhất là hợp tác xã và tổ hợp tác: 33,7%, tiếp theo là cá nhân: 31,2%; hộ kinh doanh: 17,7% và 17,4% là doanh nghiệp.
Các đại biểu tại chương trình
Theo quy định của Cuộc thi, Hội LHPN mỗi tỉnh, thành phố sẽ lựa chọn tối đa 5 Dự án và mỗi cơ quan, đơn vị phối hợp lựa chọn tối đa 10 Dự án tiêu biểu giới thiệu tham gia dự thi vòng sơ loại cấp Vùng, theo đó, đã có 282 Dự án đủ điều kiện tham dự, trong đó có 268 Dự án thuộc 63 Hội LHPN tỉnh, thành phố (chiếm 95%) và 14 Dự án thuộc cơ quan, đơn vị phối hợp.
Đối tượng của Cuộc thi năm 2024 được mở rộng
Sau vòng đánh giá, chấm điểm sơ loại cấp Vùng và tập huấn, các Dự án khởi nghiệp đã hoàn thiện bản thuyết minh dự án chi tiết để tham dự vòng Bán kết cấp Vùng. Kết quả, 80 Dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất (trong đó có 21 Dự án khởi nghiệp (13,7%) của phụ nữ dân tộc thiểu số, 3 Dự án của phụ nữ khuyết tật) trong tổng số gần 200 Dự án khởi nghiệp được lựa chọn ở vòng Bán kết cấp Vùng tiếp tục tham dự vòng Chung kết Cuộc thi cấp Vùng được tổ chức tại 3 tỉnh Hưng Yên, Quảng Ngãi và Vĩnh Long và được hoàn thành trong tháng 9/2023. Có 40 Dự án khởi nghiệp đạt từ giải ba cấp Vùng trở lên tiếp tục tham dự vòng chung kết Toàn quốc.
Về chủ thể của 40 Dự án khởi nghiệp vào Chung kết Toàn quốc có 25 dự án dự án của doanh nghiệp, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ (62,5%) và 15 dự án (chiếm 37,5%) thuộc các mô hình kinh tế tập thể (hợp tác xã và tổ hợp tác) do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ. Trong đó, có 10 Dự án khởi nghiệp (chiếm 25%) thuộc đối tượng phụ nữ yếu thế và đặc thù.
Các thí sinh dự thi đã mang đến những sản phẩm sạch, thân thiện môi trường
Danh sách các Dự án đạt giải tại Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024:
* Giải Đặc Biệt trị giá 120 triệu đồng kèm theo Giấy chứng nhận, biểu trưng của Cuộc thi: Chị Nguyễn Thị Mến, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Mom Beauty, đến từ tỉnh Nghệ An với Dự án Hệ sinh thái dinh dưỡng từ nông sản xanh.
* 03 Giải Nhất:
1. Chị Lý Thị Nga, Hộ kinh doanh, đến từ tỉnh Lạng Sơn với Dự án chăn nuôi gà thảo dược vi sinh thả dưới tán hồi.
2. Chị Trần Thị Mỹ Hải, Công ty cổ phần nghiên cứu, đầu tư và phát triển xơ sợi tự nhiên Việt Nam, đến từ thành phố Hà Nội với Dự án Hoàn thiện công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất xơ libe bằng phương pháp bông hóa phù hợp để kéo sợi trên dây chuyền kéo sợi xơ ngắn, phục vụ ngành thời trang xanh cao cấp từ lá dứa.
3. Chị Nguyễn Thị Linh, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sinh học CNC - Thương mại, dịch vụ Đồng Tâm, đến từ tỉnh Bình Phước với Dự án Xử lý phân heo không thông qua hầm Biogas thành nguyên liệu phân bón hữu cơ.
Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và ông Hoàng Minh, Thứ trướng Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải Nhất cho các Dự án
* 05 Giải Nhì:
1. Chị Nông Thị Hanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê Ta Lư Khe Sanh, đến từ tỉnh Quảng Trị với Dự án Phát triển giá trị cà phê hữu cơ Hướng Hóa
2. Chị Võ Thị Hạnh Dung, Hộ kinh doanh 43Foods, đến từ thành phố Đà Nẵng với Dự án Nâng tầm giá trị cho cá trích Việt Nam - Giải pháp mô hình kinh doanh bền vững.
3. Chị Dương Thị Thơm, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Bắc Thái, đến từ tỉnh Thái Nguyên với Dự án Sản xuất trà ủ lạnh BTC từ vùng nguyên liệu chè Tân Cương, Thái Nguyên.
4. Chị Nguyễn Thị Huyền Trang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Linh Trang, đến từ tỉnh Hà Tĩnh với Dự án Trầm hương Tâm Thiên Hương - Hơn cả một trải nghiệm.
5. Chị Phạm Thị Nhung, Hợp tác xã Thái Nguyên ToTa, đến từ tỉnh Thái Nguyên với Dự án Ứng dụng giải pháp công nghệ phục vụ cho tận thu phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp theo hướng năng lượng xanh.
Bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 trao giải Nhì cho các Dự án
* 07 Giải Ba:
1. Chị Nguyễn Thị Bình, Hợp tác xã Nông Nghiệp Dược Liệu Thiên Phúc, đến từ tỉnh Thái Nguyên với Dự án Ứng dụng khoa học phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp dược liệu tuần hoàn theo hướng hữu cơ tạo năng lượng xanh.
2. Chị Trần Thanh Liễu, Công ty cổ phần dừa nước Việt Nam (Vietnipa), đến từ thành phố Hồ Chí Minh với Dự án Đường Dừa Nước Hữu Cơ.
3. Chị Lê Thị Ngọc Ánh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương Mại Ánh Dương, đến từ tỉnh Bình Thuận với Dự án Sản xuất Seasoning từ chất nền bột gạo. (Do có việc đột xuất của gia đình, nên Chủ dự án đã ủy quyền cho đại diện Hội LHPN tỉnh Bình Thuận lên nhận thay)
4. Chị Trần Thị Hương Giang, Công ty Cổ phần Dược phẩm Genatech, đến từ Hội Nữ trí thức Việt Nam với Dự án GENATECH.
5. Chị Lương Thị Mai Hương, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và chuyển giao công nghệ tảo Spirulina Trần Gia, đến từ tỉnh Ninh Thuận với Dự án Xây dựng mô hình nuôi cấy và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina.
6. Chị Dương Thị Sim, Công ty Trách nhiệm hữu hạn giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương - Bắc Ninh, đến từ tỉnh Bắc Ninh với Dự án Sử dụng bộ học liệu phát triển nhận thức - ngôn ngữ cho trẻ Tự Kỉ.
7. Chị Phạm Thị Phượng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Vân Phượng, tỉnh Vĩnh Long với Dự án chế biến chuỗi sản phẩm nâng tầm giá trị thương hiệu bưởi năm roi Bình Minh, Vĩnh Long.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội người cao tuối Việt Nam và bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam trao giải Ba cho các Dự án
* 24 Giải Khuyến khích:
1. Chị Chế Thị Hằng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vera Sunshine, đến từ Hà Nội với Dự án Nâng cao năng lực sản xuất theo hướng chuyển đổi xanh, bền vững và phát triển thị trường sản phẩm viên uống nội tiết tố nữ Verasunshine for Women.
2. Chị Nguyễn Thị Phương Châm, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chavigreen đến từ Hải Phòng với Dự án Sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược thiên nhiên.
3. Chị Trịnh Thị Hòa, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn, đến từ tỉnh Ninh Bình với Dự án Phát triển dược liệu xanh bền vững.
4. Chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh đến từ tỉnh Bắc Giang với Dự án Phát triển nông nghiệp xanh tại vùng cây ăn quả Lục Ngạn, Bắc Giang.
5. Chị Đỗ Thị Thuỳ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải sản Vân Đồn đến từ tỉnh Quảng Ninh với Dự án Sản xuất ruốc hải sản ăn liền để bồi bổ sức khỏe.
6. Chị Lăng Thị Thơ, Hộ kinh doanh đến từ tỉnh Lạng Sơn với Dự án Nâng cao năng lực chuyển đổi xanh và tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thông qua phát triển chuỗi giá trị heo thảo dược.
7. Chị Phạm Thị Giao Thanh, Hợp tác xã Sản xuất-kinh doanh muối Phương Hải, đến từ tỉnh Ninh Thuận với Dự án Ứng dụng hiệu ứng nhà kính trong hoạt động sản xuất muối nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
8. Chị Quách Mỹ Oanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cộng đồng thể thao người khuyết tật Việt Nam đến từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Dự án Trung tâm Thể dục thể thao người khuyết tật Nhân Ái.
9. Chị Nguyễn Thị Thu Trang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược Thảo LiLa đến từ tỉnh Gia Lai với Dự án Xây dựng vùng trồng dược liệu theo hướng hữu cơ gắn với sản xuất và thương mại các sản phẩm trà thảo dược.
10. Chị Vừ Thị Hà, Tổ hợp tác thêu dệt thổ Cẩm đến từ tỉnh Hà Giang với Dự án Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm, thôn Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
11. Chị Phạm Thị Phượng, Hộ kinh doanh đến từ Liên hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam với Dự án Trồng cây rau má theo hướng thủy canh tuần hoàn.
12. Chị Trịnh Thị Bích Linh, Công ty Cổ phần Thiên nhiên OM, đến từ tỉnh Hải Dương với Dự án Mỹ phẩm Thảo dược núi rừng AOM.
13. Chị Phạm Thị Thúy Ngọc, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ An Xuân Phát đến từ tỉnh Phú Yên với Dự án Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi xanh, trong xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi gà thảo dược theo hướng bền vững.
14. Chị Nguyễn Thị Yến, Hộ kinh doanh Yến Lộc Rừng, đến từ tỉnh Đồng Nai với Dự án Nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy thương mại hoá một số sản phẩm có lợi cho sức khoẻ có nguồn gốc từ thiên nhiên.
15. Chị Trần Thị Ngọc Cẩm, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trịnh Trần Gia, đến từ tỉnh Quảng Ngãi với Dự án Dầu gội bồ kết thảo dược Boboon.
16. Chị Lâm Hằng Ni, Hợp tác xã Nhật Huy đến từ tỉnh Cà Mau với Dự án Phát triển kinh tế chuyển đổi xanh từ củ nghệ xà cừ Cà Mau.
17. Chị Phạm Thị Hương, Hợp tác xã nông trại hữu cơ Thái Bình, đến từ tỉnh Thái Bình với Dự án Sản xuất nông nghiệp xanh tuần hoàn kết hợp du lịch trải nghiệm.
18. Chị Hà Thị Kiều, Tổ hợp tác mây tre đan thôn Lau, Điền Thượng, đến từ tỉnh Thanh Hóa với Dự án Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan.
19. Chị Lữ Thị Nhật Hằng, Hợp tác xã Ngũ Thường Mekong, đến từ tỉnh Hậu Giang với Dự án mô hình sản xuất nông nghiệp kinh tế tuần hoàn, kết hợp sử dụng điện năng lượng tái tạo.
20. Chị Phạm Thị Hồng Nhung, Hợp tác xã nông nghiệp Năm Tầng, đến từ tỉnh Thanh Hóa với Dự án Trứng gà thảo mộc - Đặc sản từ nguyên liệu bản địa.
21. Chị Nguyễn Thị Chiến, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ HaTi, đến từ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với Dự án Nước mắm cá cơm Long Hải truyền thống.
22. Chị Nguyễn Thị Bảo Hồng, Hộ Kinh doanh Nấm rơm Luân Nhàn, đến từ tỉnh Bình Dương với Dự án Trồng nấm rơm, rau mầm theo hướng tuần hoàn.
23. Chị Lù Thị Toản, Hộ kinh doanh, đến từ tỉnh Điện Biên với Dự án Phát triển Du lịch cộng đồng gắn liền Du lịch xanh và bền vững.
24. Chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương Mại - Dịch vụ du lịch Thiềng Liềng, đến từ thành phố Hồ Chí Minh, với Dự án Khu du lịch sinh thái Thiềng Liềng - Cần Giờ.
Các ứng viên được trao giải khuyến khích của Cuộc thi