Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Quảng Nam: Nuôi dê từ mô hình khép kín đem lại hiệu quả kinh tế cao

 01/07/2023 09:58   Tag:

Nhờ vào mô hình nuôi dê khép kín, kinh tế gia đình chị Cao Thị Hóa, sinh năm 1975 (thôn Lâm Môn, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh) ngày càng khởi sắc hơn. Đây là mô hình chăn nuôi dê đầu tiên ở một địa phương đồng bằng và đang được nhiều người học tập.
Quảng Nam: Nuôi dê từ mô hình khép kín đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nhờ vào mô hình nuôi dê khép kín, kinh tế gia đình chị Cao Thị Hóa, sinh năm 1975 (thôn Lâm Môn, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh) ngày càng khởi sắc hơn. Đây là mô hình chăn nuôi dê đầu tiên ở một địa phương đồng bằng và đang được nhiều người học tập.
 Đàn dê của chị Cao Thị Hóa ngày càng phát triển

Trước đây, chị Hóa chăn nuôi heo, gà, vịt nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Năm 2017, chị được tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội LHPN huyện, xã tổ chức. Có được vốn kiến thức, chị bàn với chồng và mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi. Từ nguồn vốn giải quyết việc làm (Ngân hàng CSXH) chị vay 150 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống để chăn nuôi dê nhốt chuồng (chăn nuôi khép kín). Nhờ siêng năng tìm tòi, học hỏi và nỗ lực không ngừng, năm thứ 4 trở đi, đàn dê của chị dần ổn định, số lượng ngày càng tăng.

Chị cho biết, cứ mỗi đợt dê sinh sản, vợ chồng chị chọn con giống khỏe và đổi dê giống để khỏi trùng huyết. Cùng với đó, chị trồng các loại cỏ, chuối… kết hợp với bột để làm thức ăn cho dê. Từ số dê ban đầu chỉ có 5 con, đến nay đã hơn 70 con, diện tích chuồng trại cũng được mở rộng với hơn 2.000m2. Mỗi năm chị cung cấp ra thị trường hàng trăm con dê giống và dê thịt, giá từ 4,5 - 5 triệu đồng/con. Bình quân thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm.

Thấy việc nuôi dê của chị Hóa đem lại kinh tế cao, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở địa phương tìm đến học tập và đặt mua con giống. Chị đã không ngần ngại, nhận hỗ trợ cho 4 hộ dân ở địa phương và huyện Thăng Bình. Với mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, chính quyền, Hội LHPN huyện, xã cũng thường xuyên đến thăm và khuyến khích mở rộng cho các hộ dân khác ở địa phương. Ngoài việc phát triển chăn nuôi, chị còn dành thời gian tham gia Hội chăn nuôi dê của tỉnh, y tế thôn, tổ đoàn kết, tổ phụ nữ và tổ trưởng tổ tiết kiệm & vay vốn. Nhiều năm liền chị được các cấp chính quuyền và Hội LHPN biểu dương, khen thưởng.

 

Hội LHPN tỉnh Quảng Nam


 
 
 

Cùng chuyên mục

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
Chiều ngày 2/10/2024, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn đầu tư cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định
Đó là chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Giáo, Bình Dương. Chị là cán bộ Hội LHPN duy nhất của Bình Dương trong số 30 cán bộ Hội LHPN chuyên trách xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen tặng.