Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Giàng Thị Chá - người đưa thổ cẩm ra thế giới

 19/07/2023 09:37   Tag:

Từ một xưởng sản xuất trang phục thổ cẩm nhỏ ở thôn Mào Sao Chải, xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai), chị Giàng Thị Chá đã đưa sản phẩm của mình đến với những khách hàng nước ngoài.
Giàng Thị Chá - người đưa thổ cẩm ra thế giới

Từ một xưởng sản xuất trang phục thổ cẩm nhỏ ở thôn Mào Sao Chải, xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai), chị Giàng Thị Chá đã đưa sản phẩm của mình đến với những khách hàng nước ngoài.
 Chị Giàng Thị Chá

Những ý tưởng xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn

Xưởng sản xuất của chị Giàng Thị Chá, đặt tại chính ngôi nhà nhỏ ở thôn Mào Sao Chải, xã Sín Chéng, với quy mô khá khiêm tốn, bao gồm máy móc, nguyên liệu và các trang thiết bị cần thiết, để thiết kế và tạo mẫu sản phẩm.

Xưởng tạo mẫu thiết kế của chị Giàng Thị Chá

Chị Chá chia sẻ: “Trước kia tôi cũng chỉ sản xuất và bán ở trong nước là chính, nhưng từ năm 2019 trở đi, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm trong nước. Hàng làm ra không bán được. Tôi có lên mạng xã hội, và tìm được người bạn cũ ở Cao Bằng, cô ấy lấy chồng ở bên Lào. Tôi chia sẻ việc mình đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, và hỏi về thị trường vùng người Mông ở bên Lào. Cô ấy đã giới thiệu khách giúp cho tôi. Đến khi tôi bán được cho vài khách, thì tự khách hàng họ giới thiệu người nọ người kia cho tôi. Từ đó tôi thâm nhập được vào thị trường ở bên nước Lào”. 

Mẫu sản phẩm của chị Giàng Thị Chá rất được khác hàng ưa chuộng

Tích cực sáng tạo mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu khách hàng 

Kể từ khi “mở cửa” được thị trường mới, Giàng Thị Chá lại tập chung tìm hiểu và tham khảo nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng là người Mông ở bên Lào, để tạo ra các mẫu sản phẩm họ yêu thích nhất. 

“Đối với thị trường bên Lào, tôi được cái thuận lợi là họ cũng là người dân tộc Mông, nên chúng tôi có thể dễ dàng trò chuyện và trao đổi với nhau hơn. mà không bị rào cản ngôn ngữ. Nhưng tôi cũng đang lo tính đến việc khi khách hàng của mình không phải là người dân tộc Mông, thì mình cũng cần phải học cách giao tiếp để có thể hiểu tâm tư, nhu cầu của khách hàng mà bán được hàng cho họ”, chị Chá cho biết thêm.

Thay đổi tư duy thiết kế và sản xuất

Cho đến nay, mặc dù số lượng hàng bán ra chưa đáng kể, nhưng đó cũng là những bước phát triển khá mạnh dạn, đối với một cô gái người Mông ở Si Ma Cai. Và điều quan trọng hơn nữa, đó chính là sau khi tiếp cận vào thị trường mới, chị Chá đã nhận ra điều cần phải thay đổi để đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Tự làm mẫu ảnh sản phẩm để gửi đến khách hàng

Chị cho biết: “Khi mình bán hàng sang bên ấy, mình có tương tác với họ để thăm dò ý kiến khen chê về các mẫu mã sản phẩm của mình. Tôi nhận được rất nhiều những đóng góp, và chính từ những ý kiến đó, mới hiểu rằng mình đang đi chưa chuẩn. Nhiều cái mình làm xưa nay là theo ý mình, chứ chưa theo ý khách hàng, chưa phù hợp với thị trường. Nên tôi đã chuyển hướng thiết kế và sản xuất theo kiểu cách tân trên nền thổ cẩm truyền thống. Nghĩa là mình có thay đổi về kiểu dáng trang phục, nhưng những nét sắc thái cơ bản thì vẫn phải giữ theo truyền thống của người Mông, như màu sắc, chất liệu và cả các họa tiết hoa văn truyền thống… Dẫu có thay đổi hoặc pha thêm chút hoa văn cách điệu, nhưng cũng không được phá bỏ những nét giá trị truyền thống của người Mông”. 

Nhờ những bước đi táo bạo và rất sáng tạo, biết lựa theo xu hướng và thị hiếu khách hàng, nên cho đến nay doanh số bán hàng thổ cẩm xuyên biên giới của chị Chá ngày càng phát triển hơn. Hiệu quả đem lại cũng tốt hơn so với những ngày đầu, mỗi tháng bán ra hàng chục bộ sản phẩm, đem lại nguồn doanh thu từ hàng chục cho đến hàng trăm triệu đồng, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ ở địa phương.

 

 
https://phunuvietnam.vn/




Cùng chuyên mục

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
Chiều ngày 2/10/2024, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn đầu tư cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định
Đó là chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Giáo, Bình Dương. Chị là cán bộ Hội LHPN duy nhất của Bình Dương trong số 30 cán bộ Hội LHPN chuyên trách xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen tặng.

VỀ CHÚNG TÔI

TRỢ GIÚP

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

TUYỂN DỤNG

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

LIÊN HỆ

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp
(Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)
  Trường Trung cấp Lê Thị Riêng,
Số 9-10, đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
  028.62826019
  028.62825973

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp (Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)