Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Bánh phồng tôm chinh phục khách hàng theo hướng tiêu dùng "xanh"

 21/04/2021 08:15   Tag:

Bánh phồng tôm chinh phục khách hàng theo hướng tiêu dùng "xanh"

Đó là quan điểm kinh doanh của chị Lê Kiều Phương, nhà sáng lập thương hiệu bánh phồng tôm Nacama (có cơ sở tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau).

Chắt chiu hương vị quê hương

Vùng đất mũi Cà Mau nổi tiếng là vùng nguyên liệu thủy, hải sản dồi dào như cua, tôm, cá. Đặc biệt, huyện Năm Căn được biết đến với làng nghề làm bánh phồng tôm Hàng Vịnh trứ danh. Sau những vụ thu hoạch tôm, số tôm dư ra, người dân nơi đây thường chế biến nhiều món ăn liên quan đến tôm, trong đó có bánh phồng tôm. Nhận thấy lợi thế về nguồn nguyên liệu, cùng với tình yêu dành cho đặc sản quê hương, chị Lê Kiều Phương đã quyết định khởi nghiệp với bánh phồng tôm thương hiệu Nacama.

Sau 2 năm "thai nghén" dự án khởi nghiệp, đến năm 2019, thương hiệu bánh phồng tôm Nacama chính thức được đưa vào sản xuất và đặt cơ sở tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Tên gọi Nacama cũng là cách viết tắt của từ Năm Căn- Cà Mau. Chị Phương chia sẻ: "Trước đây, tôi từng làm ở lĩnh vực du lịch nhưng đam mê của tôi vẫn là ẩm thực. Tôi có cơ hội để đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều đặc sản của các vùng, miền. Từ đó, tôi thấy bánh phồng tôm của quê hương Năm Căn đã được nhiều cơ sở sản xuất, tổ hợp tác cũng như hợp tác xã làm ra nhưng chưa tạo dấu ấn trên thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu. Vậy nên, tôi đã mạnh dạn khởi nghiệp với sản phẩm này".

Thời gian đầu khởi nghiệp, chị Phương gặp khó khăn trong quá trình tìm công thức và tỷ lệ nguyên liệu làm bánh. Về mặt lý thuyết, chiếc bánh phồng tôm với cách làm truyền thống, khi cho tôm nhiều, chiếc bánh chiên lên rất dễ bị cứng. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, chị đã khắc phục được vấn đề này. Chị đã tìm ra bí quyết và công thức riêng cho từng loại sản phẩm.

Chia sẻ về quy trình làm sản phẩm, chị Phương cho biết: Các nguyên liệu làm nên bánh phồng tôm Nacama đều được lựa chọn kỹ từ tôm đến bột, gia vị. Nguyên liệu chính là tôm tươi được thu mua của người dân trong vùng, sau khi sơ chế được xay nhuyễn, trộn với bột và gia vị cho vừa ăn. Kế tiếp là công đoạn tráng bánh. Bánh tráng xong sẽ được phơi ở nhà màn kín nhằm đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại, bánh áp dụng công nghệ sấy lạnh nhằm đáp ứng số lượng đầu ra và giữ dinh dưỡng cho sản phẩm tốt hơn.

Một khó khăn nữa là chi phí vận chuyển sản phẩm. Cà Mau là tỉnh cực Nam Tổ quốc, hệ thống cảng biển quy mô nhỏ, về đường hàng không thì tần suất khai thác của các hãng bay chưa nhiều. Chi phí vận chuyển tốn kém khiến giá thành sản phẩm tăng lên. Đây cũng là một trong những trăn trở khiến chị phải suy nghĩ và tìm cách khắc phục.

Đi theo hướng tiêu dùng "xanh"

Khác biệt đầu tiên của sản phẩm Nacama là thành phần nguyên liệu tôm nhiều hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường, bánh có hương vị tôm tự nhiên. Khác biệt thứ hai là sản phẩm đi theo hướng tiêu dùng "xanh". Sản phẩm của Nacama được tráng thủ công nhằm giữ hương vị cho bánh, bánh sử dụng màu và gia vị tự nhiên, không sử dụng phụ gia và chất bảo quản. Bao bì cũng thân thiện với môi trường.

Hiện nay, cơ sở sản xuất của chị Phương có trên 10 dòng sản phẩm với 6 sản phẩm chủ lực và đã có 3 sản phẩm được "gắn" 4 sao Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chị đang hướng đến giành 5 sao trong năm 2021 và những năm tiếp sau.

Cả 3 sản phẩm chủ lực gồm: Bánh phồng tôm tươi 38%, bánh phồng tôm đất, bánh phồng tôm sú từ khi được gắn sao OCOP không ngừng tăng lên về số lượng đầu ra. Hàng tháng, đơn hàng có thể dao động từ 3 đến 5 tấn, thị trường phân phối chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cơ sở cũng đang sở hữu một nhà sấy theo phương pháp sấy lạnh với công suất 1 tấn bánh/ngày. Chị đã đầu tư được phòng đóng gói cũng như thiết bị đóng gói tự động, mẫu mã thiết kế bao bì không ngừng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Bạn đọc có nhu cầu mua sản phẩm có thể liên hệ chị Lê Kiều Phương qua số điện thoại: 0908.069.096 hoặc qua trang Facebook: Bánh phồng tôm Nacama. Địa chỉ cơ sở: Khóm 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

https://phunuvietnam.vn/



Cùng chuyên mục

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
Chiều ngày 2/10/2024, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn đầu tư cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định
Đó là chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Giáo, Bình Dương. Chị là cán bộ Hội LHPN duy nhất của Bình Dương trong số 30 cán bộ Hội LHPN chuyên trách xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen tặng.

VỀ CHÚNG TÔI

TRỢ GIÚP

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

TUYỂN DỤNG

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

LIÊN HỆ

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp
(Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)
  Trường Trung cấp Lê Thị Riêng,
Số 9-10, đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
  028.62826019
  028.62825973

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp (Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)