Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Nữ start-up biến “nguy” thành “cơ” nhờ mật ong lên men

 21/05/2021 03:14   Tag:

Nữ start-up biến “nguy” thành “cơ” nhờ mật ong lên men

Khi lĩnh vực kinh doanh chính bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 cũng là lúc nữ start-up Trần Thị Hường ngồi lại, suy nghĩ nhiều hơn và tìm nguồn năng lượng để tiến bước với một sản phẩm khởi nghiệp mới: Mật ong lên men Mola.
 Chị Trần Thị Hường sáng lập thương hiệu mật ong lên men Mola.

5 năm trước, chị Trần Thị Hường ghi dấu ấn trong cộng đồng khởi nghiệp với các sản phẩm đến từ cây chùm ngây. Bột, trà, viên uống, mì rau củ và một số loại mỹ phẩm từ chùm ngây là những sản phẩm chủ đạo của công ty.

Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, lĩnh vực kinh doanh chính từ chùm ngây bị ảnh hưởng nặng. Các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đóng cửa. Lượng khách quốc tế giảm mạnh nên dẫn đến các sản phẩm tiêu thụ giảm sút đáng kể. 

Chị Hường chia sẻ về mối duyên của mình với mật ong lên men: "Covid-19 đến cho mình nhiều bài học. Mình sống chậm lại để suy nghĩ nhiều hơn về những việc mình đã và đang làm đối với bản thân và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Trước Covid, vì công việc bận rộn, mình ít có thời gian chăm sóc bản thân. Do vậy, mình bị một số vấn đề sức khoẻ. 

Tình cờ, được một cậu em chia sẻ về công dụng của mật ong lên men và khuyên mình dùng thử. Nhất là phải kiên trì dùng mỗi ngày. Dùng thử khoảng một tuần thì bắt đầu thấy hiệu quả rõ rệt. Mình ngủ ngon, da bớt mụn, thâm chí hết cả táo bón. Quá bất ngờ về tính hiệu quả của mật ong lên men nên mình và cậu em đã tập trung nghiên cứu sâu hơn. Càng tìm hiểu càng thấy nhiều nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn lâm sàng chứng mình cho sự hiệu quả của sản phẩm. Vậy là tụi mình quyết tâm tìm cách lan tỏa giá trị cho nhiều người cùng có được niềm vui như mình".

Khi lĩnh vực kinh doanh chính từ chùm ngây bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, chị Trần Thị Hường (áo trắng) đã nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm mới

Tạo giá trị mới cho mật ong truyền thống

Mật ong là món quà của thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay. Nó là kết tinh của mật ngọt trong hoa và sự chăm chỉ của những chú ong. Nên tác dụng của mật ong thì chắc chắn nhiều người đã biết tới. Nhưng cũng có một số vấn đề mà mật ong truyền thống gặp phải đó là: mật ong tự nhiên có độ ngọt cao, nên nhiều người mới sử dụng sẽ cảm thấy nóng người và do vậy họ không tiếp tục sử dụng nữa.

Lên men mật ong để làm giảm độ đường và tạo hương vị dễ uống là cách nhiều nước trên thế giới đã làm. Những ngày đầu thử nghiệm với mật ong lên men nhiều kỳ niệm lắm. Chị Hương nhớ lại. Theo phương pháp lên men truyền thống của Việt Nam, chị sử dụng sữa chua để lên men. Sau vài ngày bị sinh khối, mật ong tách lớp rồi bốc mùi khó chịu không thể dùng được. Gần 100 lít mật ong, nguyên liệu, công sức đổ sông, đổ biển. Nhưng đó cũng là đà để chị tìm và ứng dụng phương pháp "oxymel", sử dụng giấm táo mèo để lên men cho sản phẩm mật ong Mola sau này.

Để xứ lý tính nóng của mật ong lên men cùng các loại thảo chị Hường đã phối trộn các loại thực phẩm dựa trên kiến thực Y học cổ truyền để đạt hiệu quả cao. Cụ thể: mật ong có tính bình, gừng tỏi có tính nóng, chanh vàng và me rừng có tính lạnh sẽ cân bằng âm dương cho người sử dụng. Đồng thời, chị và cộng sự cũng nghiên cứu để bổ sung thêm các dòng lợi khuẩn chọn lọc vào trong sản phẩm giúp nâng cao sức khỏe người dùng trong quá trình sử dụng.

Để sản phẩm mật ong lên men đạt chất lượng tốt nhất, chị Trần Thị Hường đã đầu tư thêm nhiều máy mọc sản xuất và một phòng đóng gói riêng

Thêm một kỷ niệm chị Trần Thị Hường nhớ mãi, đó là khi chị gửi tặng mật ong cho chị Bình – người phụ nữ mắc phải căn bệnh "viêm tủy cắt ngang" phải ngồi xe lăn. Chị Bình gặp vấn đề về tiểu tiện, cần phải có người trợ giúp. Mỗi đêm, phải dậy đi tiểu đến chục lần. Mỗi lần chị dậy là một lần mẹ chị cũng phải dậy cùng. Dài đằng đặng mấy chục năm như thế, chị Bình thấy tủi cho mình mà lại thương mẹ nhiều hơn.

"Gửi tặng mật ong cho chị Bình, mình chỉ muốn giúp chị tăng cường đề kháng. Nhưng mới uống được một tuần chị không còn đi tiểu dắt nữa. Chưa rõ cơ sở khoa học, nhưng sau hàng chục năm, chị Bình và mẹ chị cũng có lại những giấc ngủ ngon, còn mình thì vui lây với chị và càng tự tin hơn vào sản phẩm của mình. Đó cũng là động lực để mình làm sản phẩm bài bản, chỉnh chu hơn mỗi ngày" nhà sáng lập Mola nhấn mạnh.

Hiện, sản phẩm mật ong lên men Mola đã có chứng nhận ISO22000:2008. Cùng với đó là các kết quả xét nghiệm từ các cơ quan kiểm định uy tín.

Tạo ra sản phẩm mật ong phù hợp với người Việt

Sản phẩm ra mắt, khó khăn lớn nhất chị Hường gặp phải là kiến thức người dùng. Người Việt mình vẫn chưa có thói quen phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong khi đó, điều chị mong muốn không chỉ dừng lại là làm ra sản phẩm mà muốn tạo thói quen tốt cho người dùng nâng cao sức khỏe bản thân. Sức khỏe tốt là kết quả của một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai, cho nên duy trì thói quen tốt mới là quan trọng. Nếu chỉ đợi bệnh đến mới thay đổi thì đã quá muộn. Vì vậy, việc truyền thông tiếp thị tới người dùng cần phải dành nhiều thời gian, công sức.

Thêm vào đó, nhiều người còn chuộng dùng hàng ngoại. Hiện, sản phẩm đã thương mại, nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, bán cho bạn bè, người quen. Để làm được với sản lượng lớn hơn, chị Hường cho biết, chị phải nghiên cứu rất nhiều, từ mùi vị sao cho ngon, tới chất lượng sao cho đảm bảo và tốt và phù hợp với người tiêu dùng Việt.

Trong thời điểm dịch Covid-19, phải đối diện với "nguy" khi  tình hình hàng hoá đầu ra gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng giảm, nhưng đây là cơ hội để mật ong lên men – một dòng sản phẩm mới tốt cho đề kháng, sức khỏe được đến gần hơn với người dùng. Ngay cả khi dịch bệnh qua đi, trạng thái bình thường mới được thiết lập, thì việc "lan tỏa thói quen tốt cho sức khỏe" cũng là sứ mệnh chị Trần Thị Hường kiên định thực hiện.

Chị Trần Thị Hường sáng lập thương hiệu mật ong lên men Mola.

Website: matonglenmenmola.com

Địa chỉ văn phòng: Toà CTI1-1B, tháp A, KĐT Vĩnh hoàng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, HN; SĐT: 039.465.9300

Bí quyết khởi nghiệp:

"Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim". Nên hãy gắng hết sức mình gửi trọn trái tim mình vào mỗi sản phẩm dịch vụ mình đang làm, để gửi tới trái tim người sử dụng

https://phunuvietnam.vn/

 
 
 

Cùng chuyên mục

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
Chiều ngày 2/10/2024, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn đầu tư cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định
Đó là chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Giáo, Bình Dương. Chị là cán bộ Hội LHPN duy nhất của Bình Dương trong số 30 cán bộ Hội LHPN chuyên trách xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen tặng.