Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Khởi nghiệp với “Cơm cháy cá bống sông Trà”

 28/05/2021 03:11   Tag:

Khởi nghiệp với “Cơm cháy cá bống sông Trà”

Bằng sự năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, cộng với sự tiếp sức của nguồn vốn giải quyết việc làm Ngân hàng CSXH huyện, chị Thương Thị Bình Uyên, thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã khởi nghiệp thành công với Cơm cháy cá bống sông Trà, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Chị Uyên cho biết, gia đình chị vốn rất thích ăn cơm với cá bống sông Trà rim, đây cũng là xuất phát điểm cho ý tưởng của chị với mong biến tấu ra một món ăn mới vừa lạ, tiện lợi, vừa quảng bá được đặt sản cá bống sông Trà Quảng Ngãi.

Cơm cháy cá bống sông T lúc đầu được chị Uyên làm ra cho gia đình, bạn bè thân thiết ăn thử và góp ý, sau nhiều lần rút kinh nghiệm về màu sắc, điều chỉnh hương vị, mẫu mã cho phù hợp chị Uyên đã tự tin với sản phẩm của mình.

Năm 2019, chị Uyên được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn giải quyết việc làm cộng với nguồn vốn tích góp của gia đình, chị Uyên mạnh dạn xin giấy phép đăng ký kinh doanh Cơ sở phát sáng 4M, mua các loại máy xay, trộn, hấp, nướng, sấy và máy cắt bánh, chính thức sản xuất Cơm cháy cá bống sông Trà để bán ra thị trường.

Theo chị Uyên, để làm Cơm cháy cá bống sông Trà cần hai loại nguyên liệu chính là gạo và cá bống. Gạo chọn loại gạo vừa không dẻo, không khô, cá bống phải chọn loại vừa, đặt hàng ở siêu thị để có nguồn cá tươi ngon. Đây là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhưng các công đoạn chế biến sản phẩm đều làm bằng móc máy và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đảm bảo vệ sinh an tàn thực phẩm, cùng với đó là phải suy nghĩ, sáng tạo hình thức mẫu mã đẹp, có nét đặc trưng riêng.

Các công đoạn làm bánh là nấu cơm chín, trộn với cá bống tươi đã được tẩm ướp xay nhuyễn, đem ép thành bánh, rồi cho vào lò hấp chín, sau đó cho vào lò nướng và sấy cho giòn, khô và cuối cùng là cho vào máy cắt thành miếng cơm cháy.

Hiện Cơm cháy cá bống sông Trà của chị Uyên có nhiều vị tùy theo sở thích, khẩu vị của từng lứa tuổi, nhưng loại có vị cay được nhiều người yêu thích hơn.

Chị Uyên cũng cho biết, bình quân 1 tháng cơ sở chị bán được 250 hộp, loại 100 gram, giá 35 nghìn đồng/hộp, sau khi trừ chi phí lãi 05 nghìn đồng/hộp, khách hàng chủ yếu ở địa phương và thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, chị Thương Thị Bình Uyên đang liên hệ để có thể đưa sản phẩm vào bán ở hệ thống siêu thịĐể ngày càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của mình hơn, mở rộng sản xuất, thời gian tới chị Thương Thị Bình  Uyên mong muốn tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và được thụ hưởng những chính sách khởi nghiệp của Đảng, Nhà nước để vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Thu Bích

 
 
 

Cùng chuyên mục

Tọa đàm tham vấn xây dựng Chiến lược nghiên cứu phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2022-2027

Tọa đàm tham vấn xây dựng Chiến lược nghiên cứu phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2022-2027
Sáng ngày 30/9/2022, Hội đồng Khoa học cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về định hướng xây dựng Chiến lược nghiên cứu phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2022-2027.

Hậu Giang: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội

Hậu Giang: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội
Thực hiện khâu đột phá “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội”, 6 tháng đầu năm 2023, các cấp Hội LHPN tỉnh Hậu Giang đã có nhiều hoạt động sáng tạo, đang dạng hình thức hoạt động, thu hút tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Công tác gia đình - xã hội có những thách thức không nhỏ sau đại dịch Covid-19

Công tác gia đình - xã hội có những thách thức không nhỏ sau đại dịch Covid-19
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, nhất là sau đại dịch Covid-19, vấn đề gia đình và công tác gia đình có những thử thách không nhỏ.