Tin tức\Câu chuyện khởi nghiệp

Bỏ việc nghìn đô về nuôi con “một vốn bốn lời”, thu hơn nửa tỷ đồng/năm

 09/12/2024 08:27   Tag: Phụ nữ, khởi nghiệp, Phụ nữ khởi nghiệp, chuyển đổi xanhHỗ trợ, phụ nữ làm kinh tế giỏi, phụ nữ khởi nghiệp, StartUp, truyền thông, VWES-HUB, việt nam, vốn đầu tư,

Theo anh Linh, để làm giàu từ con vật này không khó, số vốn chỉ từ vài triệu đồng cũng có thể thu được cả trăm triệu đồng sau thời gian nuôi khoảng 4 tháng nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong vườn nhà.
Bỏ việc nghìn đô về nuôi con “một vốn bốn lời”, thu hơn nửa tỷ đồng/năm

Theo anh Linh, để làm giàu từ con vật này không khó, số vốn chỉ từ vài triệu đồng cũng có thể thu được cả trăm triệu đồng sau thời gian nuôi khoảng 4 tháng nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong vườn nhà.

Bỏ việc nghìn đô về quê nuôi ốc

Những ngày đầu tháng 11, tận dụng những ngày còn nắng đẹp, khi trời vẫn chưa thực sự vào đông, anh Hà Duy Linh (SN 1990), trú tại thôn An Dương, xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục (Hà Nam) ngày nào cũng lúi húi dưới ao bèo, làm nốt chiếc nhà kính chắn gió để nuôi ốc vượt đông.

Anh Linh cho biết, trước khi về quê nuôi ốc nhồi, anh từng làm lái xe dịch vụ cho người Hàn ở Hà Nội với mức thu nhập từ 20-25 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thấy công việc lái xe chủ yếu là ở ngoài đường, tỷ lệ rủi ro cao, lại phải xa gia đình nên anh quyết định về quê khởi nghiệp.

 

Thay vì nuôi hàng trăm con lợn rừng như trước, hiện tại anh Linh chỉ nuôi vài con để tận dụng nguồn thức ăn trong vườn.
 

 

Thay vì nuôi hàng trăm con lợn rừng như trước, hiện tại anh Linh chỉ nuôi vài con để tận dụng nguồn thức ăn trong vườn.

“Tôi vốn thích làm nông nghiệp từ lâu rồi. Cách đây chục năm cũng ôm mộng làm giàu, vay tiền để mua đất, làm trang trại, nuôi hàng trăm con lợn rừng, thỏ và gà. Nuôi đến lúc bán thì giá lợn rừng thấp quá, chi phí thức ăn lại cao nên lỗ cả tỷ đồng. Tôi bỏ không trang trại, đi nước ngoài lấy tiền trả nợ rồi mới về nước đi làm lái xe đấy”, anh Linh kể.

Trong thời gian làm công việc lái xe, anh Linh vẫn ấp ủ dự định về quê làm nông nghiệp. Vì vậy, có thời gian rảnh, anh lại lên mạng tìm tòi các mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Thấy con ốc nhồi có tiềm năng và lợi nhuận lớn, chi phí đầu tư thấp, lại tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương nên anh quyết định nghỉ việc về quê nuôi ốc.

Khu vực nuôi ốc được chia làm nhiều ô lưới nhỏ theo từng lứa để tiện chăm sóc và thu hoạch.

Khu vực nuôi ốc được chia làm nhiều ô lưới nhỏ theo từng lứa để tiện chăm sóc và thu hoạch.

Sẵn có diện tích đất trước đó làm trang trại, anh Linh tiến hành mở rộng thêm diện tích mặt nước, đào ao, thả bèo tấm, bèo cái, cây củ ấu và mua trứng ốc nhồi về tiến hành nuôi. Trên bờ, anh trồng thêm sắn tàu, bí, bầu, đu đủ và vài chục gốc bưởi.

Nuôi ốc nhồi lãi gấp 10 lần sau 4 tháng

“Nuôi lợn hay nuôi gà, mình vẫn có thể kiếm được thức ăn cho chúng nhưng nuôi nhiều phải phụ thuộc vào cám, vốn đầu tư lại cao. Ngày đó, có những con lợn giống tôi mua hết 20-25 triệu đồng/con hoặc 300 nghìn đồng/kg nhưng lợn nuôi ra bán chỉ được 50-60 nghìn đồng/kg, giá quá thấp nên mới lỗ nặng. Giờ nuôi ốc, vốn đầu tư không cao, nguồn thức ăn của con ốc mình lại chủ động được, không phải mua cám”, anh Linh phân tích.

Mỗi cân trứng ốc có thể nuôi được 1 tạ ốc thương phẩm sau 4 tháng.

Mỗi cân trứng ốc có thể nuôi được 1 tạ ốc thương phẩm sau 4 tháng.

Theo anh Linh, giá trứng ốc có thời điểm chỉ 300-500 nghìn đồng/kg. Mỗi cân trứng ốc sau thời gian ấp nở khoảng 16 ngày sẽ được từ 7-8 nghìn con ốc con. Sau thời gian nuôi khoảng 4-5 tháng có thể thu được từ 1-1,5 tạ ốc thương phẩm. Bán với giá từ 60-70 nghìn đồng/kg, thu về từ 6-7 triệu đồng. Vì vậy, cứ một cân trứng ốc có thể cho lãi gấp 10 - 20 lần, thời gian thu hồi vốn cũng khá nhanh.

Với diện tích đất hơn 5.000m2 và diện tích mặt nước là 3.600m2, năm vừa qua, anh Linh đã nuôi thả khoảng 1 tạ trứng ốc, chia làm nhiều đợt. Ngoài vài chục gốc bưởi cho quả xung quanh ao, anh còn trồng thêm 2 sào sắn, 2 sào đu đủ để lấy lá cho ốc ăn.

Ốc là loài ăn tạp, tận dụng được các phụ phẩn nông nghiệp để nuôi, không mất nhiều chi phí.

Ốc là loài ăn tạp, tận dụng được các phụ phẩn nông nghiệp để nuôi, không mất nhiều chi phí.

“Dưới ao thì tôi nuôi bèo tấm, bèo cái, cây củ ấu làm thức ăn thuỷ sinh cho ốc. Ốc nhồi là con vật ăn tạp, không chê thứ gì. Ngay cả quả bưởi, tôi gọt hết phần vỏ xanh, còn lại là thả xuống ao, ốc ăn hết cả. Lá sắn, lá đu đủ hay bầu bí cũng để nuôi ốc, củ sắn thu được thì nuôi lợn, không bỏ đi thứ gì lại không tốn tiền mua thức ăn chăn nuôi”, anh Linh cho hay.

Nhờ chủ động nguồn thức ăn cho ốc, số lượng ốc nhồi được anh Linh nuôi trong năm đạt sản lượng lên tới 10 tấn ốc, thu về khoảng 600 triệu đồng. Ngoài ra, anh Linh còn giữ lại một phần ốc bố mẹ để thu trứng, chủ động nguồn giống cho gia đình và bán bớt cho một số người có nhu cầu mua về nuôi.

Ốc nuôi đến đâu được thu mua hết đến đó với giá từ 60-70 nghìn đồng/kg.

Ốc nuôi đến đâu được thu mua hết đến đó với giá từ 60-70 nghìn đồng/kg.

Theo anh Linh, nuôi ốc nhồi không những không cần vốn lớn mà lợi nhuận cũng rất cao. Nếu chịu khó, chủ động được nguồn giống và thức ăn thì hầu như không mất chi phí gì khác. Bởi vì, với số vốn chỉ từ 3 triệu đồng, cuối vụ có thể mua được 10kg trứng. Nuôi sau 4 tháng, mỗi cân trứng sẽ cho thu hoạch 1 tạ ốc thương phẩm, bán ra thị trường sẽ thu về từ 50-70 triệu đồng. Trứng ốc thu được sẽ tiếp tục nhân giống, tăng sản lượng cho vụ sau.

“Thị trường ốc nhồi ngoài Bắc còn rất lớn. Ốc tôi nuôi lứa nào bán hết lứa đó. Tuy nhiên, ốc nhồi chỉ phát triển mạnh vào mùa nóng ấm, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch vì không chịu được lạnh. Thời gian ngủ đông ốc hầu như không ăn uống gì nên thị trường rất thiếu. Tôi đang mày mò, làm nhà kính để giữ ấm cho ốc phát triển trong mùa đông, chủ động nguồn ốc cung cấp ra thị trường”, anh Linh cho hay.

Nguồn: https://nguoiduatin.vn




Cùng chuyên mục

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, chia sẻ những hoạt động, chính sách của Bộ Công Thương để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường cho các sản phẩm miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
Chiều ngày 2/10/2024, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn đầu tư cho các ứng viên dự thi Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định

"Bông hoa" đầu tiên của Bình Dương nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định
Đó là chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Giáo, Bình Dương. Chị là cán bộ Hội LHPN duy nhất của Bình Dương trong số 30 cán bộ Hội LHPN chuyên trách xuất sắc trong cả nước vinh dự nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam khen tặng.

VỀ CHÚNG TÔI

TRỢ GIÚP

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

TUYỂN DỤNG

Placement are recruiting
Benefits and enviroment at VWBH

LIÊN HỆ

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp
(Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)
  Trường Trung cấp Lê Thị Riêng,
Số 9-10, đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
  028.62826019
  028.62825973

HUB Hỗ trợ Phụ nữ Kinh doanh và Khởi nghiệp (Vietnam Women’s Entrepreneur and Start-up HUB)